CÂU HỎI: Em xin hỏi luật sư. Ba em giờ muốn lập di chúc trước vì ba bị bệnh nhưng không muốn ảnh hưởng tình cảm đến gia đình vì mẹ đẻ mất giờ sống chung với mẹ sau, mà mẹ sau không có con. Vì lo sợ bệnh trong người nên ba em muốn lập di chúc riêng. Vấn đề là giờ giấy tờ nhà tất cả mẹ em đều giữ và cả sổ tiết kiệm nữa. Ba em muốn ra xã lập di chúc mà không có các giấy tờ nhà và bảng sao kê tài khoản ngân hàng thì khi ra nói tất cả tài sản trên mà không có giấy tờ xác thực thì có được không? Vì ba em không muốn gây ồn ào trong gia đình chỉ là làm để đó phòng khi không được như mong muốn? Cảm ơn!
Luật sư trả lời:
* Theo quy định tại Điều 636 Bộ luật Dân sự năm 2015 bố của bạn có thể lập di chúc tại Ủy ban nhân dân cấp xã theo thủ tục sau:
– Bước 1: Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Bước 2: Người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố.
– Bước 3: Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình.
-Bước 4: Người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
Lưu ý: Nếu người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
* Các giấy tờ cần chuẩn bị
– Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu của người lập di chúc và người hưởng di sản;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất;
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản nếu tài sản đó phải đăng kí quyền sở hữu: đăng ký xe ô tô/ xe máy; sổ tiết kiệm…..
- Quyền xác lập di chúc/hợp đồng tặng cho tài sản cho cháu?
Thưa Luật sư, Ông nội em mất từ lâu, mười mấy năm sau bà nội mới xin được đất của nhà nước và bà nội em đứng tên QSDD. Vậy cho em hỏi mảnh đất đó là thuộc tài sản riêng của bà nội em hay là tài sản chung của cả ông nội và bà nội? Bà Em có 5 người con, hiện tại Bà Em muốn để lại toàn bộ tài sản này cho Em vậy Bà Em phải làm thủ tục gì để tránh tranh chấp với các Chú trong gia đình?
Em xin cảm ơn!
Trả lời:
Vấn đề thứ nhất bạn hỏi rằng đất mà bà nội bạn xin được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng là tài sản riêng của bà hay là tài sản chung của hai vợ chồng bà phụ thuộc vào nhiều điều.
Thứ nhất, nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp trước ngày 1/7/2014 – thời điểm Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, thì đất đó vẫn được xem là đất của cả gia đình, là tài sản chung của hai vợ chồng ông bà của bạn.
Thứ hai, nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp sau ngày 1/7/2014. Đất đó nếu là do cả hai ông bà cùng khai khẩn, cùng khai thác sử dụng từ khi ông còn sống thì tài sản đó là tài sản chung của 2 vợ chồng bà. Hiện nay, nếu là giấy tờ chung của hai vợ chồng thì trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, cơ quan tài nguyên môi trường sẽ cấp giấy đứng tên cả hai người. Nhưng trong trường hợp này, ông của bạn đã mất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ đứng tên bà của bạn. Trong hồ sơ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ủy ban nhân dân quận huyện giải quyết, chắc chắn phải có một biên bản đồng ý của các thành viên trong gia đình, chứng nhận rằng đất đai không hề có tranh chấp và các thành viên trong gia đình đồng ý để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, cần để tránh tranh chấp xảy ra, bạn cần xem lại biên bản họp gia đình để xem rõ đất đai đó thỏa thuận là đất chung của gia đình hay đất riêng của bà bạn.
Thứ ba, căn cứ vào nguồn gốc đất, nếu đó là đất đai do ông hoặc bà của bạn được bố mẹ để lại, có giấy tờ chứng nhận rằng đó là đất được để lại riêng thì đó là tài sản riêng của từng người.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên mỗi mình bà của bạn thì ủy ban nhân dân quận huyện chỉ thừa nhận quyền sử dụng đất của bà bạn. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng đó là đất đai chung của gia đình. Phải căn cứ vào biên bản trong bản họp gia đình của hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xem có sai trái hay giả mạo giấy tờ hay không. Nếu có, các chú của bạn khởi kiện hủy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó, và sau đó phải tiến hành chia thừa kế phần đất là tài sản của ông bạn cho bà bạn và các chú theo đúng quy định của pháp luật. Nếu như trong biên bản họp gia đình của hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các chú của bạn đã đồng ý để mình bà bạn đứng tên, thừa nhận đó là tài sản riêng của bà thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đó là hợp pháp.
Vấn đề thứ 2 bạn hỏi là bà bạn muốn để lại toàn bộ tài sản này cho bạn, làm gì để tránh tranh chấp với các chú.
Vấn đề này được giải quyết ổn thỏa nếu chứng minh được đó là tài sản riêng của bà (dựa vào nguồn gốc đất đai hoặc sự đồng ý của các chú bạn). Tài sản riêng của bà thì bà hoàn toàn có quyền tự định đoạt, để lại di chúc cho bạn hoặc tặng cho tài sản đó cho riêng bạn. Lưu ý rằng nếu trong số các con của bà, nếu có người chưa đủ 18 tuổi hoặc người đã thành niên mà không có khả năng lao động; cha hoặc mẹ của bà thì việc hưởng thừa kế tài sản không phụ thuộc vào di chúc theo Điều 644 Bộ luật dân sự 2015, bắt buộc phải chia thừa kế cho họ theo quy định của pháp luật.
Còn nếu đó là tài sản riêng của hai vợ chồng bà, nhưng các chú của bạn đồng ý để bà bạn để lại cho riêng mình bạn thì hoàn toàn được. Bà có thể lập một biên bản trong đó thể hiện các chú của bạn từ chối thừa kế tài sản của ông bạn, đồng ý để bà bạn để lại riêng cho bạn thì hoàn toàn hợp pháp.
- Lập di chúc thế nào được coi là hợp pháp?
Thưa luật sư, tôi có câu hỏi nhờ luật sư tư vấn giúp như sau: Bố tôi khi còn sống có một miếng đất ở, tuy nhiên cho đến khi lam bệnh rồi qua đời ông không hề nhắc đến miếng đất ở này sẽ cho người con nào . Khi bố tôi nằm xuống thì có một người con mang ra một tờ di chúc trong đó bố tôi đã ký để lại cho người này toàn bộ tài sản. Di chúc này không có công chứng hay chứng thực gì cả, không có ngày tháng lập di chúc và được đánh máy, không có chữ ký của bố tôi.
Vậy di chúc này có hợp pháp hay không thưa luật sư?
Xin chân thánh cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 nêu trên, di chúc bằng văn bản có thể tồn tại ở một trong những hình thức sau đây:
Điều 628. Di chúc bằng văn bản
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
- Di chúc bằng văn bản có công chứng.
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực….
Vậy, di chúc không công chứng/chứng thực vẫn được pháp luật công nhận. Do bố bạn viết di chúc không có người làm chứng, không có công chứng hoặc chứng thực thì để bản di chúc do bố bạn tự viết tay hợp pháp phải đáp ứng điều kiện sau đây, tại điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS) quy định
Điều 630. Di chúc hợp pháp
- Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
- a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
- Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
Vậy, bạn xét xem tại thới điểm lập di chúc bố bạn có minh mẫn, sáng suốt, tỉnh táo không? nếu có thì chúng ta sẽ xét đến câu hỏi: Vậy ngày lập di chúc là ngày nào?. Theo quy định tại điều 631 BLDS, nội dung của di chúc bao gồm:
Điều 631. Nội dung của di chúc
- Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
- a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
- b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
- c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
- d) Di sản để lại và nơi có di sản…..
Trong di chúc bạn đề cập tới không có ngày, tháng, năm lập di chúc nên di chúc này không đầy đủ nội dung luật định, bạn có thể xem xét lại tính hợp pháp của di chúc này để chia thừa kế theo pháp luật hoặc thỏa thuận chi thừa kế với những thành viên khác trong gia đình.
- Hướng dẫn lập di chúc định đoạt tài sản là nhà ở?
Kính gửi Luật sư Lời nói đầu tiên em xin gửi lời chào đến luật sư ạ. Hôm nay em viết gmail gửi về luật sư là em có vài thắc mắc. Bố em có 2 vợ, em là con vợ nhỏ. Bố có 1 căn nhà ở Phường Bến Nghé Q.1 TP. Hồ Chí Minh. Gia Đình vợ lớn Bố em có 5 thành viên. Bố, mẹ lớn, anh Hai, chị Ba, Chị Tư. Gia đình vợ nhỏ thì bố em chỉ có 1 mình em là út. Hiện tại em có biết là anh, chị, Mẹ lớn của Bố đang lấy giấy tờ nhà ở Hai Bà Trưng đi dấu không đưa cho Bố.
Vậy Bố em cần phải làm gì? Nếu như bố em viết di chúc để lại cho 1 người trong gia đình thì người dược hưởng di chúc có được hưởng theo di chúc không? Sau này Bố em có mất đi vậy căn nhà có được chia không?
Đó là sự thắc mắc mà em không biết hỏi ai…. Mong gmail em sẽ được luật sư đáp cho em. Cuối thư Em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất.
Trả lời:
Trước hết, gia đình bạn nên tự họp bàn để giữ tình cảm gia đình. Tuy nhiên, nếu không tự thỏa thuận được thì theo quy định của pháp luật, vấn đề này được giải quyết như sau:
Nếu như bố em viết di chúc để lại cho 1 người trong gia đình thì người dược hưởng di chúc có được hưởng theo di chúc không.? Sau này Bố em có mất đi vậy căn nhà có được chia không?
– Di chúc của bố bạn hợp pháp thì người được hưởng di chúc sẽ được hưởng theo di chúc. Thủ tục lập di chúc hợp pháp bạn có thể tham khảo bài viết: Thủ tục lập di chúc hợp pháp . Tuy nhiên, theo điều 644 BLDS 2015 thì vợ hợp pháp của bố bạn, con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động vẫn được hưởng 2/3 của 1 suất thừa kế chia theo pháp luật nếu những người này không được hướng hoặc được hưởng ít hơn 2/3 của 1 suất thừa kế chia theo pháp luật không phụ thuộc vào nội dung di chúc của bố bạn, trừ trường hợp họ từ chối nhận di sản hoặc thuộc trường hợp không được nhận di sản. Di chúc sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm bố bạn mất. Khi bố bạn mất, căn nhà sẽ được chia cho người được chỉ định trong di chúc và những người thừa kế theo điều 644 đã phân tích ở trên mà không phải chia cho tất cả những người thuộc diện thừa kế thứ nhất.
– Di chúc của bố bạn không hợp pháp thì việc chia ngôi nhà sẽ tuân theo quy định của pháp luật: Bạn có thể tham khảo bài viết Thắc mắc thừa kế theo pháp luật
- Tư vấn quy định pháp luật về quyền lập di chúc?
Thưa luật sư, năm 2010 ông bà ngoại em lúc còn sống đã làm một bản di chúc để lại tài sản là quyền sử dụng đất cho cháu ngoại vì ông bà ngoại em có 1 người con trai những đã ở riêng rồi. Hiện tại, đứa cháu ngoại đó đang sống cùng ông bà. Năm 2017, ông ngoại em mất. Bà ngoại em có nghe được năm nay mới ban hành luật mới là phải có chữ ký của người con trai nữa thì mới để lại cho đứa cháu ngoại thừa kết quyền sử dụng đất đó.
Vậy luật sư cho em hỏi như vậy đúng hay sai? Tờ di chúc mà ông bà ngoại em đã lập có còn hiệu lực hay không? Tại bà ngoại em sợ khi bà mất đi thì người con trai đó sẽ lấy đất mà không cho cháu ngoại ở.
Em xin cảm ơn!