Lập bản đồ địa hình bằng đo vẽ trực tiếp thực địa
Trong các phương pháp lập bản đồ địa hình, đây có lẽ sẽ là cách đầu tiên được nhiều người nghĩ đến. Nó phản ánh chân thực và chính xác những nội dung mà bản đồ cần thể hiện. Tuy nhiên năng suất không cao và chỉ thực hiện được với diện tích nhỏ.
Quy trình thực hiện
Để làm bản đồ địa hình bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp bạn cần làm theo các bước sau:
- Bước 1: Thiết kế, khảo sát và xây dựng luận chứng kinh tế – kỹ thuật.
- Bước 2: Lập lưới khống chế trắc địa. Bước này sẽ là cơ sở tọa độ để có thể vẽ chi tiết và đảm bảo độ chính xác trong việc xác định vị trí của bản đồ trong hệ tọa độ của nhà nước.
- Bước 3: Đo đạc các chi tiết ngoài thực địa. Bạn cần đặt máy đo ở các vị trí là các điểm lưới khống chế đo vẽ để đo vẽ một cách chi tiết.
- Bước 4: Nhập số liệu vào máy tính và xử lý bước đầu các kết quả đo. Bạn cần phân lớp đối tượng, dựng hình, xác định tọa độ các điểm đo, kiểm tra chất lượng đo và đo bù hoặc đo bổ sung nếu sai hoặc thiếu.
- Bước 5: Biên tập nội dung, bản vẽ ký hiệu và ghi chú cần thiết cho bản đồ.
- Bước 6: Kiểm tra, sửa chữa bản vẽ và hoàn thiện hồ sơ.
Ưu nhược điểm của phương pháp đo vẽ trực tiếp
Ưu điểm:
- Phản ánh trung thực, chính xác, chi tiết các đối tượng nội dung bản đồ cần thể hiện.
Nhược điểm:
- Do đo vẽ ngoài thực địa nên điều kiện làm việc chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, khí hậu, điều kiện địa lý vùng đo vẽ.
- Năng suất lao động không cao do đó chỉ thực hiện công việc đo vẽ trên diện tích không lớn.
Ứng dụng phương pháp đo vẽ thực tiễn
Phương pháp lập bản đồ địa hình bằng cách đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa có thể được ứng dụng trong một số trường hợp sau:
- Đo vẽ kết hợp và bổ sung các phương pháp thành lập bản đồ khác.
- Làm các công việc đo vẽ bản đồ chuyên đề.
- Đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ lớn trên quy mô diện tích không quá lớn, đo vẽ bản đồ địa hình. Chủ yếu là bản đồ địa hình ở các vùng dân cư, khu vực đô thị có mật độ dân số đông.
Các phương pháp lập bản đồ địa hình – Thành lập bản từ ảnh hàng không
Một phương pháp làm bản đồ địa hình khác bạn có thể tham khảo là lập bản đồ địa hình từ hình ảnh hàng không. Ưu điểm của nó là có thể rút ngắn được thời hạn sản xuất, hạ giá thành bản đồ và có thể cùng một lúc đo vẽ được một vùng rộng lớn. Tuy nhiên độ chính xác lại phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ ảnh chụp.
Quy trình công nghệ thành lập bản đồ
Để thực hiện phương pháp này bạn cần làm theo một số bước như sau:
- Bước 1: Tiến hành khảo sát, xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật và thiết kế.
- Bước 2: Sử dụng máy ảnh chuyên dụng đặt trong máy bay để chụp ảnh hàng không.
- Bước 3: Lập lưới để khống chế ảnh ngoại nghiệp.
- Bước 4: Để phục vụ cho quá trình nắn ảnh và đo vẽ ảnh thì các điểm khống chế ảnh được xác định bên ngoài thực địa là không đủ. Lúc này bạn cần làm thêm bước tăng dày khống chế ảnh nội nghiệp, tính toán tọa độ mặt phẳng và độ cao của những điểm đó trong phòng bằng các thiết bị đo vẽ ảnh chuyên dụng.
- Bước 5: Thực hiện điều vẽ ảnh. Quá trình này sẽ được thực hiện trong phòng trước rồi mới tiến hành điều vẽ ngoài trời. Điều này giúp xác định được tính đúng đắn của quá trình hòa giải ở trong phòng.
- Bước 6: Tiến hành Đo vẽ ảnh. Bạn có thể làm bước này bằng 2 phương pháp là tổng hợp bình đồ ảnh, lập thể và đo vẽ ảnh số.
- Bước 7: Biên tập, hoàn thiện bản đồ gốc và trình bày các nội dung cần thiết.
- Bước 8: Hoàn chỉnh, kiểm tra, sửa chữa, nghiệm thu và giao nộp lại bản đồ.
Ưu nhược điểm của phương pháp thành lập bản đồ từ ảnh hàng không
Ưu điểm:
- Loại bỏ bớt khó khăn, vất vả của công tác ngoại nghiệp.
- Cùng một lúc đo vẽ được một vùng rộng lớn và rút ngắn thời gian sản xuất, hạ giá thành bản đồ.
Nhược điểm:
- Chất lượng bản đồ phụ thuộc vào chất lượng và độ chính xác đo vẽ, tỷ lệ ảnh chụp.
- Qúa trình đoán đọc có thể làm sai lệch, giảm độ chính xác của các thông tin thể hiện trên bản đồ.
Ứng dụng phương pháp lập bản đồ từ hình ảnh hàng không
Phương pháp này có thể được ứng dụng trong một số trường hợp sau:
- Thành lập bản đồ địa hình có tỷ lệ từ 1/2000 đến 1/50000.
- Dùng để thành lập các bản đồ mang tính chất chuyên ngành tỷ lệ lớn như bản đồ lâm nghiệp hoặc bản đồ địa chính.
Thành lập bản đồ địa hình từ bản đồ địa hình tỉ lệ lớn hơn
Một phương pháp khác bạn có thể nghĩ đến khi thành lập bản đồ địa hình là lập bản đồ với tỉ lệ lớn hơn. Nó giúp bạn loại bỏ được các khó khăn của công tác ngoại nghiệp. Ngoài ra bạn còn có thể tận dụng nguồn tư liệu bản để có thể đồ rút ngắn thời gian sản xuất bản đồ. Tuy nhiên độ chính xác của phương pháp này sẽ phụ thuộc vào độ chính xác của bản đồ tư liệu.
Trong các phương pháp lập bản đồ địa hình, cách thành lập từ bản đồ địa hình tỉ lệ lớn hơn chủ yếu bằng công nghệ số hoặc công nghệ truyền thống. Để hiểu hơn bạn có thể tham khảo sơ đồ sau:
Ưu nhược điểm của phương pháp thành lập bản đồ từ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn
Ưu điểm:
- Loại bỏ bớt khó khăn, vất vả của công tác ngoại nghiệp.
- Tận dụng, thừa hưởng được các nguồn tư liệu bản đồ tạo khả năng rút ngắn thời gian sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
- Sử dụng được các nguồn tư liệu phi đồ họa (dữ liệu thuộc tính) do các nguồn cung cấp khác nhau trong thành lập bản đồ (đặc biệt là bản đồ chuyên đề).
Nhược điểm:
- Chất lượng bản đồ phụ thuộc vào chất lượng và khả năng thu nhận các tài liệu bản đồ
- Qúa trình tổng quát hóa nội dung bản đồ, biên tập bản đồ có thể làm sai lệch, giảm độ chính xác của các thông tin thể hiện trên bản đồ.
Bản đồ địa hình có vai trò rất quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp. Đặc biệt độ chính xác cần phải được đảm bảo. Vì vậy, trong các phương pháp lập bản đồ địa hình bạn cần lựa chọn được phương pháp phù hợp với thực tế. Để các số liệu đo đạc chính xác mà không mất nhiều công sức, bạn có thể liên hệ với Thủ Tục Đất Đai để được tư vấn chi tiết.